watch sexy videos at nza-vids!
Zing365.Xtgem.Com
Thế Giới Game Mobile Tải Miễn Phí
Oreka - Ứng dụng tra cứu điểm thi hot nhất năm 2013 Oreka - Ứng dụng tra cứu điểm thi hot nhất năm 2013 Oreka ứng dụng tra cứu điểm thi, đề thi, đáp án... cho các sĩ tử
Zing365.xtgem.com
Thế giới của bạn

Mẹ chồng nàng dâu 'sứt mẻ' vì tiền
Nhìn thấy đĩa vịt quay Bắc Kinh con dâu mua về, bà Lân sầm mặt. Suốt bữa ăn, bà nhất định không đụng đũa vào "món xa xỉ" ấy. Cô con dâu hiểu ý, ngán ngẩm đến mức chả buồn gắp mời mẹ. Còn cánh đàn ông chẳng hiểu tại sao bữa cơm bỗng lạnh ngắt. Hồi Hương và Hải chưa lấy nhau, bà Lân (Dịch Vọng, Hà Nội) rất quý cô con dâu tương lai vì "tính nó thoáng, biết quan tâm đến mọi người". Nhưng sau đám cưới, bà đã bị sốc cũng vì tính thoáng của Hương. Một buổi về quê lên, bà thấy đồ đạc trong nhà đã bị thay đổi, từ khăn trải bàn, bát đũa đến nồi niêu xoong chảo đều mới tinh. Biết con dâu muốn dùng đồ mới, bà bảo thôi đồ cũ thì để cho người ở quê cho đỡ phí. Nhưng Hương bảo: "Con vứt hết rồi, mấy thứ ấy cũ quá, mẹ cho người ta lại bảo mình quẳng đồ thừa cho họ". Bà thở dài, không nói gì nhưng đến vài hôm sau cũng không đon đả với con dâu như trước. Hằng tháng, vợ chồng Hương đưa cho mẹ một số tiền, ngầm coi là đóng tiền ăn uống sinh hoạt. Quen nếp tiết kiệm, bà Lân mua rất ít đồ ăn, hầu như chỉ có thịt lợn rang, đậu phụ, hoặc cá nục, trứng rán... Hương nuốt không nổi nhưng không dám góp ý. Cô chỉ chờ đến thứ bảy, chủ nhật để giành đi chợ. Nhiều hôm đi làm về, ngán ngẩm nghĩ đến mâm cơm, Hương "liều" mua thêm ít đồ ăn sẵn mang về. Mẹ chồng cô thấy thế bảo "con thích ăn gì mẹ nấu cho, mua đồ này làm gì cho tốn kém". Đến lần thứ ba, thứ tư thì bà Lân chả muốn bóng gió nữa, mà tỏ thái độ không thèm đụng đến. Chuyện xung khắc chỉ vì mẹ chồng tiết kiệm, con dâu rộng rãi đang rất phổ biến. Các bà mẹ đã trải qua thời kinh tế khó khăn nên quen sống tằn tiện, trong khi các cô dâu lại lớn lên trong thời đại tiêu dùng nên không quen kham khổ. Chính vì lẽ này mà bà Lân chê con dâu: "Đồ còn tốt nó cũng vứt đi mà không thèm hỏi ý tôi. Thức ăn tôi nấu, ăn có hết đâu, còn mua thêm về, có khác gì bảo mẹ chồng keo kiệt không cho con ăn uống tử tế?". Còn Hương ấm ức: "Lẽ ra thấy mình mua thêm thức ăn, bà nên biết ý để cho con ăn uống tốt hơn. Chả lẽ lại nói thẳng ra. Mà nếu đưa thêm tiền cho bà thì bà cũng chẳng chi tiêu nhiều hơn đâu". Gia đình bà Tú Anh (Sơn Tây, Hà Tây) cũng gặp cảnh tương tự. Nhìn con dâu nay mốt này mai mốt khác, có lúc chi cả triệu đồng để mua quần áo cho mấy bố con, vài tháng lại rủ cả nhà đi chơi xa cho thư giãn đầu óc, bà xót lắm. "Đàn bà mà không biết tích cóp thì chỉ khổ chồng khổ con. Số tiền ấy, nó mà gửi tiết kiệm thì cũng được khoản kha khá rồi" - bà than thở. Cái ý tưởng của mẹ chồng về cuốn sổ tiết kiệm làm chị Huyền phát cáu: "Làm việc cực khổ thì cũng phải hưởng thụ chứ, tôi chỉ muốn mọi người trong nhà được sống thoải mái hơn, thế mà mẹ lại không hài lòng". Huyền cũng khó chịu khi tiêu đồng tiền do mình kiếm ra, tiêu cho gia đình nhưng vẫn phải nhìn trước ngó sau như đang làm điều gì có lỗi vậy. Mua cái quần cái áo cho mẹ chồng hay đồ dùng trong nhà, chị Huyền đều chọn hàng tốt, nhưng khi bà hỏi thì chị khai giá giảm ít nhất một nửa, nếu không muốn mất vui. Cũng bất hòa về chi tiêu nhưng theo hướng ngược lại, ở gia đình bà Hoa, cô con dâu luôn bị mẹ chồng chê là “chặt chẽ”. Sinh ra trong gia đình giàu có, bà Hoa sống xa hoa đã quen. Mặc dù cảnh giàu sang đã kết thúc từ khi lấy chồng nhưng bà vẫn giữ thói quen có đồng nào tiêu đồng ấy. Vì vậy, cô con dâu không thể làm bà hài lòng với kiểu mua sắm chừng mực để dành tiền mua nhà. “Con dâu tôi nó không biết cách sống cho sung sướng, cứ lo lắng tính toán cho già cả người. Tiền làm ra là để phục vụ mình, phải thoải mái một chút.”- bà Hoa than thở. Trong khi đó, chị Thủy chán nản vì muốn để chút tiền phòng khi con ốm hay có bất trắc cũng khó, và viễn cảnh 6 người chen chúc trong căn hộ tập thể hơn 30 m2 sẽ còn kéo dài. Còn Oanh, con dâu bà Bích ở tập thể Quỳnh Mai, thì đã có lần cãi nhau với mẹ chồng vì theo chị, bà quá hoang phí. Thức ăn cô mua cho cả ngày, bà nấu trong một bữa, ăn không hết cất vào tủ lạnh; chiều lại mua thực phẩm tươi về nấu. Đồ ăn lưu cữu rốt cục vào thùng rác cả. Bà Bích khóc với hàng xóm: “Tôi có bệnh nên phải kiêng, có ăn được mấy đâu, chẳng qua muốn con cháu ăn uống tử tế để giữ sức khỏe, vậy mà nó…”. Tuy nhiên, Oanh lại không thông cảm được với lý lẽ của mẹ chồng. Đi làm một tháng được 2 triệu đồng, phải tính toán chặt chẽ mới đủ chi tiêu nên cô xót xa khi chứng kiến sự thừa mứa. Oanh rên lên khi thấy mẹ chồng đem toàn bộ quần áo mà cu Bin mặc chật ra cho tất, chỉ giữ vài cái để… lau nhà. Chỗ quần áo này còn rất mới và đẹp, Oanh muốn để dùng cho con út, ít hơn Bin 2 tuổi. Những bất hòa giữa mẹ chồng nàng dâu về chuyện chi tiêu trong gia đình thường chỉ âm ỉ, ngấm ngầm. Tiền nong là chuyện tế nhị, quan hệ giữa hai người đàn bà cũng tế nhị nên không ai muốn nói thẳng ra, chỉ bóng gió bằng lời nói hoặc việc làm để mong đối phương hiểu và rút kinh nghiệm. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự bóng gió đó lại được diễn giải theo hướng xấu. Và thế là tự ái, là nổi giận rồi chiến tranh xảy ra. Dù là chiến tranh nóng hay lạnh thì sự xung khắc giữa hai người đàn bà - linh hồn của gia đình - cũng khiến tổ ấm không còn ấm, và khổ nhất vẫn là trẻ thơ.
Trở về
1
1257
Zing365.Xtgem.Com 13/10/2012
TextI